Hôm nay rãnh rỗi chia sẽ với anh em một ít kinh nghiệm của
mình về chọn mua thùng Canopy cho xe pickup. Vì chỉ là chia sẽ kinh nghiệm trên
phương diện là nhà sản xuất nên rất mong ý kiến đóng góp của mọi người để sản
phẩm ngày càng đẹp hơn, bền hơn và quan trọng phải rẻ hơn. Trong phần này mình
chỉ nói về công nghệ sản xuất, phụ kiện đi kèm chứ chưa nói đến phần thiết kế
xin hẹn bài khác sẽ nói đến thiết kế nha các bạn.
Phần 1: Phần vỏ bên ngoài
Đa số phần này đều sử dụng vật liệu composite. Nói đến vật
liệu này ai cũng biết về độ bền của nó đã được chứng minh hàng trăm năm qua.
Nhưng công nghệ của nó cũng thay đổi rất nhiều trong sản xuất. Mình chỉ nói
ngắn trong ứng dụng sản xuất cho thùng canopy thôi nhé.
Công nghệ sản xuất được chia làm 2 công nghệ: hand lay up
“làm bằng tay” và công nghệ chân không mới nhất RTM “resin transfer molding” là phương
pháp dùng áp suất thấp đưa nhựa vào trong khuôn kín, tạo sản phẩm composite có
sự kiểm soát chặt chẽ về hình dạng preform (sợi) và nhựa. Sản phẩm có hàm lượng
sợi cao chiếm 40-50%. RTM có thể tạo sản phẩm từ đơn giản, tinh năng thấp đến sản
phẩm phức tạp có tính năng cao, từ sản phẩm có kích thước nhỏ đến kích thước rất
lớn. Phương pháp rất thuận lợi khi đưa vào sản xuất lớn.
Ưu điểm và nhược điểm:
Hand lay up: Đây là công nghệ cũ
kỷ bao đời nay vẫn vậy, ưu điểm và chi phí đầu tư rẻ, vật liệu dễ dàng mua được
và ai cũng có thể làm được.
Nhược điểm của anh này thì rất là
nhiều như sau:
1.
Nhược
điểm lớn nhất và cũng làm cho mấy anh thợ sơn ghét nhất là bị móp méo, lỗ bọt
khí đầy trên bề mặt phải khắc phục bẳng cách trét matit rồi chà, rồi trét có
khi 2 ngày chưa làm đẹp được 1 sản phẩm. Nếu trét quá nhiều thì sẽ ảnh hường đến
sản phẩm khi sơn màu một thời gian sẽ bị nổ mặt sơn. Nguyên nhân thì có mấy
nguyên nhân sau: Vì làm bằng tay nên phụ thuộc vào người thợ quá nhiều “sáng nắng
chiều mưa” thì lãnh đủ, sợ nhất là bỏ chất đóng rắn nhiều, rồi buồn buồn nện bột
đá vào trong nhựa hay có khi chỉ dùng cọ quét keo chứ không dùng ru lô phá bọt
gây nên cái kết quả trên. Một nhược điểm nữa là cần số lượng nhân công nhiều,
giá thành tăng, sản phẩm không đồng nhất và sản phẩm chịu kém
Công nghệ RTM: Đây là công nghệ mới được ứng dụng để khắc
phục nhược điểm của hand lay up. Nhược điểm
là chi phí đầu tư máy móc, chi phí chuyển giao công nghệ, chi phí khuôn
mẫu cao và nguyên vật liệu phải sản xuất theo yêu cầu cho nó hầu như đặt nhà
máy làm theo yêu cầu. Hai năm trước bên mình mua máy móc và công nghệ này
khoảng 60.000 usd.
Ưu điểm thì rất nhiều như sau:
1.
Chỉ cần 4 lao động phổ thông 1 cái
khuôn cho ra 4 cái thùng canopy/ngày
2.
Mấy anh thợ sơn hết la làng vì không
phải trét móp méo, chỉ việc xả nhám sơ rồi sơn lót
3.
Tăng sản lượng sản phẩm, độ chịu lực
tốt hơn, ít tốn matit trét, sơn lót và sơn màu
4.
Hết lo sợ mấy anh thợ có tý nghề là
trở chứng “sáng nắng chiều mưa”
5.
Chi phí sản xuất thấp vì ít tốn nhân
công và nguyên vật liệu, độ đồng đều của sản phẩm cao
6.
Giá thành sản phẩm rẻ hơn
Sport cover Mazda BT50 |
Chú ý: Phần
phụ kiện thùng Canpoy: Phụ kiện chiếm 50% giá thành của thùng Canopy nên rất
quan trọng.Anh em chú ý mấy phần quan trọng nhất bao gồm: Kính, Ổ khóa, Ty phụt
“gas spring” và roan chống nước
Kính: Khi mua chú ý nhìn bề mặt kính
phải phẳng không bị gợn sóng. Góc mài cạnh phải sắc sảo nếu ở Sài Gòn thì kính
của anh Yang Lin sản xuất là được nhất. Trên tấm kính đều có logo nhà sản xuất
kính.
Ô khóa: Đa số dung ổ khóa của Thái
sản xuất tuy nhiên nhìn thì giống nhau nhưng anh em nên chọn cái ổ khóa có thêm
chốt chống xoay là được “Xem hình đính kèm”
Roan: Roan của Thái sản xuất thì tốt
chứ roan của Tàu hay VN thì đóng vài lần là hết đàn hồi. Roan Thái thì mềm, đàn
hồi tốt.
Ty phụt: Đây là phụ kiện quan trọng
nhất. Thông thường nắp cao “canopy” chọn loại chịu tải 250N dài 400mm, nắp thấp
“sport cover” chọn loại chịu tải 450N dài 500mm. Ty phụt mình khuyên anh em
chọn của Hàn Quốc hay của Đức nhé. Hàng
của Thái thì chất lượng thua xa hai anh này hay bị xì dầu và đóng mở rất nặng.
Tất cả ty phụt đều có tem của nhà sản xuất, còn anh nào mà không có tem nhãn
mác xin thưa các bác là đồ đểu hết.
Vui lòng liên hệ chúng tôi theo địa chỉ sau:
Công ty TNHH Sợi Thủy Tinh Tân Phước
Khánh: Địa chỉ: 35 Yên Thế, P.2, Q.Tân Bình, Tp.HCM
Điện thoại: 08.3848.7670. 08.3848.7671. 08.3848.7672
Fax: 08.3848.8579 để biết thêm thông tin. Website: www.tpk.com.vn
Nhà máy : Số 5, Đường số 85, Ấp Đình, Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, Tp. HCM
Điện thoại : (08)
37966977
Hotline : 0903.755.515
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét